Đóng trần thạch cao chuẩn kỹ thuật

20:50
Hiện nay, việc sử dụng thạch cao để ngăn vách, ngăn phòng hoặc trang trí trần nhà đã trên nên rất phổ biến. Việc đóng trần thạch cao có nhiều ưu điểm rõ rệt như: nhẹ, bền, tính thẩm mỹ cao, hạn chế bám bụi bẩn, làm mát không gian, nhiều mẫu…
Đóng trần thạch cao chuẩn kỹ thuật
Đóng trần thạch cao chuẩn kỹ thuật
Trên thị trường đang cung cấp đa dạng về mẫu mã trần thạch cao, nhiều kích thước phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau rất được khách hàng hài lòng. Để đáp ứng một không gian hoàn hảo đòi hỏi thợ thi công phải thật khéo léo, tỉ mỉ và trình độ tay nghề vững chắc. Công đoạn đóng trần thạch cao chuẩn kỹ thuật cũng không quá khó khăn nếu chú ý 2 công đoạn cơ bản sau:

1/ Xử lý thô và đóng trần thạch cao

+  Dùng thước đo hoặc ống nhựa để xác định độ cao chính xác của trần, ta đánh dấu ở các vị trí cần thiết như điểm lưu ý dưới tấm trần, vị trí thanh viền để khi lắp trần thạch cao vào cho chính xác.

+ Thanh viền cần phải chắc, vì vậy có thể bắt vít hoặc đóng đinh để cố định chắc chắn thanh viền vào tường, cần lưu ý khoảng cách của mỗi điểm bắt vít không xa quá 30cm.

+ Khi đóng trần thạch cao cần lưu ý phải nhớ 2 khoảng cách cần phải chính xác đó là: điểm trao tối đa từ 100cm – 120cm, và khoảng cách từ tường đến điểm đầu tiên là 40cm. Nếu là trần bê tông thì ta có thể khoan lỗ trực tiếp lên trần nhà và đóng trần cố định với độ cao phù hợp.

+ Tiến hành sắp xếp, bố trí các thanh chính cho phù hợp với hướng của ty ren, khoảng cách của mỗi thành chính là từ 100 -120cm.
Đóng trần thạch cao chuẩn kỹ thuật
Đóng trần thạch cao chuẩn kỹ thuật Hà Nội
+ Khi đã bố trí thanh chính cho phù hợp với ty ren thì ta tiến hành lắp thanh chính vào ty ren. Sau khi đã lắp xong thanh chính thì ta tiến hành lắp thanh phụ, khoảng cách mỗi thanh phụ là khoảng 406mm. Thanh chính kết nối với thanh phụ bằng các khấc trên thanh chính và chốt thanh phụ vào tường.

+ Sau khi đã hoàn thành bước kết nối 2 thanh lại với nhau thì ta chỉnh sửa khung sao cho ngay ngắn, bằng phẳng, tốt nhất là nên đo lại độ cao của trần trứơc khi bắt đầu lắp trần thạch cao vào.

+ Bắt đầu lắp trần thạch cao lên khung, ta đặt sao cho chiều dài tấm vuông góc với thanh phụ, bắt vít để kết dính tấm trần vào khung để cố định trần (lưu ý vít ta phải bắt cho chìm vào bề mặt tấm trần) để đảm bảo về yếu tố thẩm mỹ.

2/ Bước hoàn thiện đóng trần thạch cao
Sau khi đã hoàn thành bước một thì cơ bản đã hoàn thành công đoạn đóng trần thạch cao vào trần nhà, bước tiếp theo này cũng quan trọng không kém đó là hoàn thiện, dọn dẹp vệ sinh và trang trí.

+ Ta tiến hành ghép nối các tấm trần vào khung, dùng băng keo xử lý các vết nối một cách khéo léo, sao cho các mép khít lại với nhau. Sau đó hòa bột chít (loại bột chuyên dụng xử lý vết nối). Lưu ý không pha bột quá lỏng hay quá đặc, tiến hành quét lớp bột chít vừa pha lên vị trí vừa dán keo.

+ Hòa tan bột bả với nước, sau đó quét lên tấm trần thạch cao, nên làm nhiều lần để tấm trần thạch cao được bền và chất lượng.
Đóng trần thạch cao chuẩn kỹ thuật
Đóng trần thạch cao chuẩn kỹ thuật, uy tín, chất lượng
+ Sau khi thực hiện xong bước này, ta chờ cho bề mặt trần khô rồi dùng giấy giáp 150 hoặc 180 để quét lại cho bề mặt trần mịn hơn, đẹp hơn.

+ Bước cuối cùng là chọn màu sơn để sơn lớp ngoài cùng để trang trí. Lưu ý nên chọn màu sơn sao cho có tone màu hài hòa, đồng bộ với màu sắc, kiến trúc tổng thể của ngôi nhà nhằm mang lại một không gian cân bằng về màu sắc.


HHC vừa chia sẻ 2 bước cơ bản để đóng trần thạch cao chuẩn kỹ thuật vào trần nhà, việc trang trí trần thạch cao giúp đem lại một căn phòng thật thoáng mát, ấn tượng và sang trọng. Vì vậy, hãy lựa chọn và làm mới không gian ngôi nhà với tấm trần thạnh cao.

Chia sẻ

HHC [ 0969 59 2079 - 0988 88 4399 ] cung cấp dịch vụ Thiết kế - Thi công công trình điện nước, Nội thất, Thạch cao, Lắp đặt và bảo dưỡng Điều hòa không khí chuyên nghiệp.

Bài viết liên quan

Tiếp
« Cũ hơn
Trước
Mới hơn »